Cách Nhân Giống Cây Atiso Đà Lạt Như Thế Nào? | Bài 212 |https://leloan.vn
Cách nhân giống cây atiso Đà Lạt không hề đơn giản các bạn nhé! Bởi cây atiso là loại cây rất khó tính.” Trời nắng không ưa, trời mưa không chịu “ vì vậy cách chọn cây giống cực kỳ quan trọng.
Cách nhân giống cây atiso hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm thực tế, mặc dù trên thị trường có những loại hạt giống atiso nhập khẩu, nhưng ít được nông dân lựa chọn. Xin mời các bạn xem bài viết dưới đây để biết cách nhân giống cây atiso của nông dân Đà Lạt nhé!
CÁCH NHÂN GIỐNG CÂY ATISO Đà LẠT
Cách nhân giống cây atiso Đà Lạt hoàn toàn thủ công. Bởi hầu hết các giống cây atiso Đà Lạt đang trồng đều là giống thuần chủng của pháp. Vì vậy theo kinh nghiệm của bà con nông dân cách nhân giống atiso Đà Lạt từ cây mẹ vừa bảo đảm được chất lượng cho vụ mùa sau, và cách nhân giống cây atiso này ít tốn kém hơn là mua hạt giống atiso ngoại nhập.
Theo các lão nông, mặc dù bên bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng đã nhập một số loại cây atiso mới có nguồn gốc từ Ấn Độ, nhưng năng xuất kém, cây to khỏe, sinh trưởng tốt nhưng một cây chỉ ra được từ 3- 4 bông. Riêng cây atiso thuần chủng mà Đà Lạt đang trồng nếu năm nào thời tiết thuận lợi có thể ra từ 5- 7 bông. Không những cây atiso thuần chủng đạt năng xuất cao mà cách nhân giống lại ít tốn kém. Có 3 cách nhân giống cây atiso như sau.
÷ Cách nhân giống cây atiso Đà Lạt thứ nhất là từ cây atiso mẹ.
Thông thường cây atiso được thu hoạch vào khoảng từ tháng 3 cho đến tháng 5 ( DL) thời điểm này Đà Lạt bắt đầu vào mùa mưa. Khi thu hoạch atisô, chúng ta để lại phần gốc nếu gặp trời mưa đều thì không cần tưới nước. Trời không mưa khoảng 3 ngày chúng ta bằng cách nào đó phải tưới cho đất thấm đẫm.
Khoảng một tháng sau các chồi sẽ nức và phát triển thành cây con, khi các chồi non mọc rễ dài khỏe mạnh chúng ta có thể bứng ra trồng trực tiếp hoặc dâm vào nơi thoáng để chờ làm đất xong thì đem ra trồng. Trung bình mỗi gốc atiso mẹ có thể đẻ từ 4- 6 chồi non. Cách nhân giống cây atiso này luôn được bà con chọn bởi tính an toàn.
Qui trình nhân giống cây atiso này mặc dù tỉ lệ cây atiso con rất đạt. Nhưng phần gốc rễ còn lại chúng ta thu hoạch sẽ bị lạt do cây con hút hết dinh dưỡng. Hoặc do thời tiết mưa không thu hoạch được, nhiều gia đình để vậy phục hồi cho vụ sau như vậy năng xuất rất thấp.
÷ Cách nhân giống cây atiso thứ hai dâm cây con từ củ trối
Cách nhân giống cây atiso theo cách này thì tỉ lệ cây atiso con không đạt lắm nhưng bù lại tất cả các thành phẩm chúng ta thu hoạch đều chất lượng. Đến mùa thu hoạch cây atiso được diễn ra bình thường, trước tiên thu hoạch lá, bông, thân và cuối cùng là đào rễ. Phần bên dưới mặt đất có bộ phận to khỏe gọi là củ trối, người ta sẽ lấy phần này cắt ra từng đoạn dài khoảng 10- 12 cm. sau đó chẻ ra làm 2 hoặc 4 và đem dâm nơi thoáng mát đủ độ ẩm. cây sẽ tự nảy mầm, mọc rễ …chúng ta đánh đất xong thì đem ra trồng.
Cách nhân giống cây atiso này ban đầu cây yếu ớt do không được cung cấp dưỡng khí từ cây mẹ nên tỉ lệ suy nhược và chết chiếm 20- 40%. Vì vậy cần phải có cây atiso con dự trữ để trồng dặm vào chỗ đất trống. Cách nhân giống cây atiso theo kiểu này tuy tốn nhiều thời gian nhưng để bảo đảm chất lượng nhiều gia đình vẫn thích nhân giống cây atiso theo cách này.
Cách nhân giống cây atiso thứ ba bằng cách gieo hạt
Cách nhân giống cây atiso theo kiểu gieo hạt ít được nông dân Đà Lạt hưởng ứng. Bởi hạt atiso nhập khẩu mang tính rủi ro cao, giá hạt giống atiso rất đắt, ai dám bảo đảm giống atiso này chất lượng ra sao? và phù hợp với khí hậu Đà Lạt hay không ? Hạt giống sau khi mua về phải xử lý cho nức mầm rồi sau đó gieo vào các vĩ xốp ( hoặc bầu ) và tưới nước chăm sóc theo đúng khoa học. Sau khi cây con đạt tiêu chuẩn thì chọn các cây khỏe mạnh đem ra đất trồng.
Ở Đà Lạt cũng có một số công ty ươm trồng cây giống đang ươm trồng thử nghiệm atiso giống mới, nhưng phía bà con nông dân vẫn ươm trồng theo cách cổ truyền.
ĐIỀU KIỆN ĐỂ TRỒNG CÂY ATISO ĐÀ LẠT
Cây atiso Đà Lạt thuột loại khó nết. Điều kiện để cây atiso phát triển tùy thuộc rất nhiều vào khí hậu, đất đai và thổ nhưỡng. Cây atiso phù hợp với đất thịt tơi xốp, mau rút nước độ ẩm và pH trong đất phải đạt từ 85%.
Trước khi xuống giống cây atiso nên xử lý bằng vôi và cho đất có thời gian nghỉ ngơi không nên xuống giống ngay. Cây atiso ưa đất mới vì vậy nếu có điều kiện nên trồng thay đổi, bằng cách trồng một năm rồi xen canh cây rau màu khác, 1- 2 năm sau trồng lại cây atiso ít bị sâu bệnh năng xuất rất cao.
Cây atiso rất dễ bị bệnh đốm lá, héo rũ. Do các bào tử nấm tấn công khi cây bị trầy xước hoặc suy yếu. Vì vậy tránh trồng cây atiso với mật độ quá dày. Khi cây atiso trưởng thành nên tỉa lá thưa cho nắng gió xuyên vào, hạn chế sâu bệnh và nấm lá. Như vậy cây atiso mới phát triển toàn diện về bông, rễ, thân lá…
Trên đây là những kinh nghiệm thực tế về cách gieo trồng cây atiso Đà Lạt. Có cái đúng với người này nhưng lại không phù hợp với người kia. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ các bạn. Mọi thắc mắc xin để tại http://leloan .vn Chúng tôi sẽ liên hệ với các bạn trong thời gian nhanh nhất.
Thân ái!
Lê Loan- Đặc Sản Đà lạt
Địa chỉ: 24/20 Chi Lăng, phường 9, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
Hotline: 0385400451
Website: https://leloan.vn