Uống Trà Tía Tô Thường Xuyên Có Tốt Không? Lợi Ích và Tác Hại Cần Biết
Trà tía tô từ lâu đã là loại trà thảo mộc được sử dụng rộng rãi nhờ những lợi ích sức khỏe. Theo Đông y trà tía tô được xem là thảo dược có thể hỗ trợ một số bệnh về hô hấp, cảm lạnh, đặc biệt uống trà tía tô đúng cách còn giúp giảm các vết nám, đồi mồi trên da
Nhưng liệu uống trà tía thường xuyên có thực sự tốt không? Hãy cùng trà thảo mộc Chiêu Loan Đà Lạt phân tích những lợi ích và rủi ro khi sử dụng loại trà này từ góc nhìn khoa học, để chúng ta có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với cơ địa và mục đích.
Trà Tía Tô Là Gì? Nguồn Gốc Và Đặc Điểm Của Trà Tía Tô
Tía tô (Perilla frutescens) thuộc họ Lamiaceae, cùng họ với các loại cây thảo dược khác như bạc hà, húng quế. Tía tô được trồng chủ yếu tại các quốc gia châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam, với lá có màu tím hoặc xanh đặc trưng và hương thơm dễ chịu.
1.1 Đặc Điểm Sinh Học Của Cây Tía Tô
Hình dạng : Cây tía tô dạng thân thảo, thuộc họ bạc hà, có nguồn gốc từ Đông Nam Á,
Cây tía tô có chiều cao trung bình từ 60 _1 m. Toàn thân có chứa tinh dầu
Màu sắc : Lá có hai dạng màu chính là màu tím đậm và màu xanh lục.
Mùi vị : Lá tía có mùi thơm đặc biệt và vị hơi cay, có tính ấm.
1.2 Thành Phần Dinh Dưỡng Của Lá Tía Tô
Trà tía tô giàu vitamin: tía chứa nhiều chất dưỡng cần thiết cho cơ bản như: Vitamin A, C và B giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể tự nhiên.
Trà tía tô nhiều Khoáng chất : Canxi, sắt, magie hỗ trợ xương chắc khỏe và điều hòa hệ thần kinh.
Trà tía tô có chất chống oxy hóa : Các chất hợp chất như flavonoid, axit rosmarinic giúp bảo vệ cơ thể khỏi quá trình lão hóa và các bệnh lý mãn tính.
Những Lợi Ích Sức Khỏe Khi Uống Trà Tía Tô
Theo nghiên cứu, việc uống trà tía để mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, từ việc cải thiện hệ tiêu hóa, giúp giảm căng thẳng cho đến hỗ trợ hệ miễn dịch. Sau đây là những công dụng nổi bật của loại trà này:
2.1 Hỗ Trợ Tăng Cường Hệ Miễn Dịch
Trà tía chứa nhiều chất chống oxy hóa và các vitamin, đặc biệt là vitamin C, có khả năng tăng cường hệ miễn dịch. Việc uống trà tía thường xuyên có thể hỗ trợ các bệnh viêm nhiễm và tăng sức đề kháng tự nhiên.
2.2. Cải Thiện Hệ Tiêu Hóa
Uống trà tía tô thường xuyên tác dụng tốt trong việc hỗ trợ tiêu hóa, giúp giảm các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu và buồn nôn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hợp chất trong lá tía có khả năng giảm co thắt, từ đó giúp cải thiện chức năng tiêu hóa.
2.3 Axit Rosmarinic Giúp giảm viêm dạ dày
Axit rosmarinic là chất chống viêm tự nhiên trong lá tía tô, có khả năng làm giảm viêm dạ dày và bảo vệ niêm mạc khỏi các tác nhân gây hại.
2.4. Hỗ Trợ Tốt Cho Sức Khỏe Tim Mạch
Lá tía chứa nhiều axit béo omega-3, có tác dụng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu, tăng lượng cholesterol tốt, giúp hạ huyết áp, hỗ trợ quá trình lưu thông máu, hạn chế nguy cơ đột quỵ và các bệnh lý tim mạch.
2.5 Giảm Căng thẳng và Hỗ trợ Giấc ngủ
Trà tía có hương thơm tự nhiên giúp làm dịu tâm trạng và giảm căng thẳng, đồng thời hỗ trợ giấc ngủ sâu hơn. Nhiều người sử dụng trà tía như một liệu pháp tự nhiên để giảm lo âu và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Hợp chất Flavonoid trong lá tía có tác dụng giúp giảm căng thẳng, ổn định tâm trạng và mang lại cảm giác thư giãn tự nhiên.
2.6 Hỗ Trợ Giảm Cân
Uống trà tía thường xuyên cũng có thể hỗ trợ giảm cân nhờ vào tác dụng kích thích tiêu hóa và tăng cường chuyển hóa chất béo. Việc kết hợp trà tía trong chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả.
2.7 Làm mờ vết Nám- Giúp Sáng Da
Trà tía tô có chứa Vitamin A, C, và khoáng vi lượng như canxi, sắt, photpho, kẽm, tinh dầu… Những dưỡng chất này có khả năng loại bỏ tế bào chết, làm giảm sự tích tụ melanin dưới da, Uống trà tía tô đúng cách và đều đặn, giúp chị em duy trì được tuổi thanh xuân.
2.8 Phòng ngừa và hỗ trợ bệnh gout
Theo bệnh viện Nguyễn Tri Phương, lá tía tô có chứa khoảng 0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton,furan… Và các chất kháng viêm. Trà tía tô có khả năng ức chế enzym nguyên nhân hình thành axít uric, gây nên bệnh gout.
Đồng thời trà tía tô có tính chất lợi tiểu, giúp tăng khả năng đào thải axít uric ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu.
Những Tác Hại và Lưu Ý Khi Uống Trà Tía Tô
Dù trà tía có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng việc sử dụng cần phải có liều lượng phù hợp.Việc uống trà tía quá nhiều có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn hoặc tim đập nhanh… Vì vậy chúng ta cần phải điều chỉnh sao cho phù hợp.
3.1 Liều lượng
Để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, người trưởng thành chỉ nên uống khoảng 1-2 tách trà tía mỗi ngày. Trẻ em và người cao tuổi nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
3.2 Phụ nữ mang thai nên thận trọng
Phụ nữ mang thai nên tránh uống trà tía, đặc biệt là trong giai đoạn đầu thai kỳ. Một số nghiên cứu cho rằng tía tô có khả năng co bóp tử cung làm tăng nguy cơ sẩy thai.
Thay vì dùng trà tía tô, phụ nữ mang thai có thể sử dụng các loại thảo mộc an toàn hơn như trà atiso hoặc trà hoa cúc để tăng cường sức khỏe.
H3: Người Có Tiền Sử Dị Ứng
Có một số trường hợp dùng tía tô có thể gây dị ứng, ngứa, hoặc nổi mẩn đỏ, những người có tiền sử dị ứng các loại dược thảo cùng họ Lamiaceae như: bạc hà, húng quế…nên thận trọng khi sử dụng trà tía tô. Cơ thể sử dụng một lượng nhỏ và theo dõi phản ứng cơ thể để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Cách Pha Trà Tía Tô Đúng Để Đạt Hiệu Quả Cao Nhất
Để tận dụng tối đa dưỡng chất có trong trà tía tô, việc pha trà và dùng đúng cách rất quan trọng.
4.1 Nguyên liệu chuẩn bị để pha trà tía tô túi lọc
1-Chuẩn bị : 1 gói trà tía tô 2,5 gam – 1 bình ủ nhiệt – 250ml nước sôi 80•
2-Cách pha trà: bỏ gói trà vào bình ủ nhiệt, vắt tem chỉ lên miệng bình, chế 250ml nước sôi và đậy nắp kín
3-Thưởngthức: nên chờ từ 5_7 phút cho ra các dưỡng chất là có thể dùng ngay.
Nên cầm đầu sợi chỉ nhấc lên khoảng 3 lần cho ra trà và bỏ túi trà ra khỏi bình, không nên ngâm lâu, màng lọc có thể bị rách, làm ảnh hưởng đến chất lượng của ly trà.