Những Điều Cần Lưu Ý Khi Ăn Trái Hồng Giòn Đà Lạt |Những Bài 216 |
Ăn hồng Đà Lạt rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, những năm về trước do thông tin còn hạn chế, nên năm nào cũng có những trường hợp đáng tiếc xảy ra do ăn trái hồng giòn Đà Lạt không đúng cách.
Vì sao có những trường hợp sau khi ăn trái hồng giòn Đà Lạt lại có những người bị đau bụng dữ dội và thực tế đã có những trường hợp phải nhập viện để nhờ can thiệp y khoa. Và sự thật đau lòng những năm trước đã có một số trường hợp xấu xảy ra phải phẫu thuật.
Vậy nguyên nhân từ đâu gây ra những cơn co thắc và tắc ruột sau khi ăn trái hồng giòn Đà Lạt? Xin mời các bạn tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn khi ăn trái hồng giòn chúng ta cần lưu ý những vấn đề gì? Và những ai không nên ăn trái hồng giòn Đà Lạt?
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĂN TRÁI HỒNG GIÒN ĐÀ LẠT
Những điều cần lưu ý khi ăn trái hồng giòn Đà Lạt như sau. Do trái hồng giòn Đà Lạt có chứa nhiều chất tannin và chất pectin. Vì vậy khi ăn hồng giòn Đà Lạt chúng ta nên lưu ý không ăn những trái còn xanh, hoặc chưa chín tới. Đó chính là thủ phạm gây ra những những hậu quả nếu chúng ta ăn hồng giòn Đà Lạt không đúng cách. Chất chát sẽ giảm dần hoặc biến mất khi hồng được giấu chín và qua chế biến.
Do chất tannin tự nhiên trong trái hồng Đà Lạt cao hơn trong các loại trái cây và rau có màu xanh đậm. Chẳng hạn như trà, caphe, trái cacao và các loại đậu.. Nếu chúng ta ăn quá nhiều trái hồng giòn Đà Lạt vào lúc đói thì chất tannin, pectin cộng với hàm lượng chất xơ trong trái hồng kết hợp với acid dạ dày dễ bị kết tủa thành sỏi, chất Tainin không tan trong nước. Vì vậy khi chúng ta ăn trái hồng giòn Đà Lạt nên lưu ý như sau
Người có các bệnh lý đường tiêu hóa chẳng hạn như đã phẫu thuật bao tử hoặc, trực tràng, đại tràng hoặc đang bị tiêu chảy, táo bón không nên ăn trái hồng giòn Đà Lạt. Vì chất Tainin gây vón cục rất nguy hiểm có thể làm tắc nghẽn đường ruột.
- Những người có tuổi răng yếu, hoặc trẻ em không nên ăn trái hồng giòn Đà Lạt, do răng yếu nhai không kỹ sẽ tạo gánh nặng cho dạ dày, gây ra chứng táo bón.
- Những người đang bị cảm lạnh, ho sốt, đau họng không nên ăn trái hồng giòn Đà Lạt. Vì trái hồng giòn Đà Lạt có tính hàn, lợi tiểu sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn.
- Những người đang mang thai, cho con bú hoặc bị thiếu máu nên hạn chế ăn trái hồng giòn Đà Lạt. do trái hồng chứa nhiều tanin sẽ kết hợp với sắt tạo thành kết tủa gây cản trở sự hấp thu sắt trong thức ăn. Ngoài ra, cũng không ăn trái hồng khi uống thuốc có chứa sắt.
Dù là trái hồng giòn Đà Lạt, hồng sấy, hoặc hồng treo gió phần lớn lượng đường đều là disaccharides đơn giản và monosaccharides (glucose, fructose, sucrose) rất dễ hấp thu v.ào máu gây tăng đường trong máu đột ngột sẽ gây nguy hiểm.
Theo nhận định của các bác sĩ thì không phải ai trong chúng ta ăn trái hồng giòn Đà Lạt đều mắc phải các rủi ro nêu trên. Nhưng tốt nhất chúng ta nên cẩn thận khi ăn trái hồng giòn Đà Lạt để tránh gặp các trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Chất Tainin trong trái hồng sẽ giảm dần và biến mất sau khi chín. Vì vậy chúng ta có thể chuyển qua ăn các loại hồng chín hoặc đã được qua chế biến sẽ tốt cho sức khỏe hơn các bạn nhé!
5 KHÔNG KHI ĂN TRÁI HỒNG GIÒN ĐÀ LẠT
Không ăn trái hồng giòn Đà Lạt lúc bụng đói.
Không ăn vỏ và tim, hạt của trái hồng giòn Đà Lạt
Không uống sữa và ăn trái hồng giòn Đà Lạt vào cùng thời điểm
Không ăn trái hồng giòn Đà Lạt cùng với các chất có cồn
Không ăn trái hồng giòn Đà Lạt cùng với các loại hải sản và thịt ngỗng
Qua bài chia sẻ trên hy vọng các bạn sẽ biết cách ăn trái hồng đúng cách, nên cẩn trọng khi ăn trái hồng giòn Đà Lạt. Vì trái hồng giòn Đà Lạt một năm chỉ có một mùa duy nhất, nếu chúng ta biết cách ăn sao cho phù hợp thì không những ngon miệng mà trái hồng giòn Đà Lạt cò mang lại những lợi ích cho sức khỏe.
Lê Loan- Đặc Sản Đà lạt
Địa chỉ: 24/20 Chi Lăng, phường 9, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
Hotline: 0385400451
Website: https://leloan.vn